Quản lý thời gian xưa rồi, muốn năng suất thì phải quản lý năng lượng


Vậy nguyên nhân là từ đâu?

Hmmm, do bạn quá lười để có thể lập plan, sắp xếp công việc hằng ngày và bám sát nó chăng? Theo mình là không phải, mình đã từng làm những việc trên rất nhiều lần và điểm chung là lần nào cũng không kéo dài. Sau rất nhiều lần quan sát + tìm tòi, học hỏi, mình nghiệm ra rằng thứ mình cần quản lý là năng lượng chứ không phải là thời gian. Bạn có đủ năng lượng cho một ngày thì bạn mới có thể hoàn thành hết công việc trong ngày đó.

Thú thật là đã có những ngày mình lên 1 cái “sớ” những việc cần hoàn thành và chuẩn bị bắt tay vào làm việc, rồi bỗng nhiên một cơn nhức đầu ập tới hay cảm giác mệt mỏi vì hôm qua push-up quá đà đã hủy hoại hết kế của ngày hôm đó. Dần dà, mình học cách làm cho bản thân khỏe mạnh hơn và phải đặt ra lượng công việc vừa phải để chừa trống cho việc nghỉ ngơi. Mọi người đừng nghĩ rằng khi chúng ta nghỉ ngơi nghĩa là chúng ta không năng suất, những khoảng nghĩ sẽ cho ta thêm nhiều động lực để sáng tạo và năng suất hơn. Thử nhớ lại xem, đã bao nhiêu lần bạn thức dậy và giải được bài toán khó từ tối hôm trước. 


Vậy những nguyên tắc, công cụ quản lý thời gian không thực sự hiệu quả hả?

Mình nghĩ những thứ đã đóng khuôn sẵn sẽ không bao giờ phù hợp cho tất cả mọi người. mặc dù những công cụ như Pomodoro, 4 Lò Lửa, M.I.T.s, … đều đã có người áp dụng thành công và hiệu quả nhưng chuẩn mực đó đôi khi lại không phù hợp với bạn. Bạn có thể tinh chỉnh lại mà vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của những nguyên tắc, công cụ đó sao cho phù hợp với bản thân (mình hay đặt Pomodoro 50p và nghỉ 10p). Điều quan trọng nhất là hãy áp dụng những nguyên tắc, công cụ quản lý thời gian này song song với việc quản lý năng lượng của bạn trong 1 ngày.


Vậy nếu là quản lý năng lượng thì quản lý thế nào?

Yeah, mình đã từng đọc rất nhiều bài viết, bài báo về chủ đề này nhưng mình thấy rằng đa số các bạn trẻ, đồng trang lứa vẫn chưa thực sự hiểu được điều này. Mình vẫn đang trong quá trình thực hiện và đo lường để rút ra kết quả quản lý năng lượng tốt nhất cho bản thân. Hiểu đơn giản thì bạn sẽ phải đo lường và quan sát bản thân trong 1 ngày để cảm thấy mình làm việc hiệu quả nhất ở khung giờ nào thì bạn sẽ để những task quan trọng, task khó hay nhiều task nhất có thể vào khung giờ đó để đạt hiệu suất tối đa. Những khung giờ mà bạn thấy mình hay bị chùng xuống (ví dụ như mình là hay bị chùng xuống vào 12h-13h) thì hãy nghỉ ngơi, làm những việc đơn giản nhẹ nhàng như ngủ trưa, nghe nhạc, đọc sách,… 


Source: HBR.org

,