2 Quy tắc giúp bạn quản lý tài chính cá nhân cực hiệu quả


Tản mạn về tiền

Nói đến tài chính, chúng ta không thể không nhắc đến tiền. Tiền, đơn giản chỉ là công cụ, dòng tiền thì có tiền ra và tiền vào. Làm thế nào để cứ mỗi đồng tiền sau khi đi vào và đi ra khỏi ví mình, phải để lại 1 thứ gì đó có lợi.

Ví dụ: Đi ăn lẩu với 1 nhóm bạn, bạn chủ động share tiền mỗi người 200.000, nguồn vào của tiền là tiền lương, nguồn ra là 1 bữa ăn. Thứ để lại cho bạn là dinh dưỡng, là sự hưởng thụ, là giao lưu, giải trí, là bài học kinh nghiệm, là sự tôn trọng của những người xung quanh. Bạn không share tiền hoặc tìm cách ăn miễn phí thì bạn phải lấy bớt đi sự tôn trọng của người khác để thanh toán.

Bạn mời 1 người nào đó đi ăn, hỏi người đó về kinh nghiệm để giải quyết 1 vấn đề gì đó. Tiền vào là tiền lương, tiền ra là tiền 1 bữa ăn. Thứ để lại cho bạn là 1 sự biết ơn, 1 bài học kinh nghiệm.

2 Quy tắc cần đảm bảo khi lên kế hoạch tài chính cá nhân

1. Tiêu dùng trách nhiệm:

Tức là bất cứ thứ gì mình tiêu dùng, mình phải có trách nhiệm thanh toán cho khoản đó. Từ ăn uống, chơi bời đến sinh hoạt, tuyệt đối không để người khác thanh toán cho mình. Trong 1 số trường hợp bất khả kháng: ví dụ trong 1 bữa cafe hoặc 1 bữa trưa, 1 người bạn nào đó mời bạn. Những khoản tiền nhỏ cũng không cần quá rõ ràng mà từ chối đòi share tiền, đôi khi rõ ràng từng li lại mất tình cảm, nhưng phải nhớ để lần sau mời lại họ. Đó là trách nhiệm.Nếu bạn trốn trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc này: Cái bạn mất sẽ là sự tôn trọng từ người khác, và sự coi thường sẽ ngay lập tức thế chân vào, tức là hình ảnh của bạn trong mắt người khác dần dần sẽ thay đổi. Điều này làm cho bạn mất đi 1 mối quan hệ,  suy cho cùng chả có lợi gì cho bạn cả.

2. Hoạch định chi tiêu hàng tháng:

Nếu bạn đang có 1 hoặc nhiều nguồn thu nhập ổn định, hãy lên kế hoạch chi tiêu từng tháng, và theo dõi mỗi ngày, kiểm soát bản thân mỗi khi chi tiêu quá hạn mức. Hãy ghi ra giấy tất cả các khoản mình chi hàng tháng, hàng ngày và phân nhóm chúng lại để dễ quản lý.

Tiền nong, ghi chép thì mình nghĩ 10 bạn thì cũng 6 7 người thực hiện, 1 số anh chị không được đào tạo và cũng không quan tâm về tài chính kế toán thì đặc biệt nên xem kỹ để điều chỉnh cách ghi chép, quản lý của mình. Mình được biết rất nhiều người ghi chép theo kiểu đầu mục chi như thế này: tiền ăn, tiền quần áo, tiền mỹ phẩm, tiền sinh hoạt, tiền điện, tiền mua vé tập gym, vân vân và mây mây, ghi chép như vậy rất khó để so sánh tháng trước tháng sau, và cũng rất khó để xem lại xem: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm qua mình tiến bộ như thế nào? Mình đang sử dụng tiền hiệu quả đến đâu? Giải pháp trong việc này là cần phải phân nhóm chi tiêu ở mức đơn giản nhất có thể, có như vậy chúng ta mới có thể hệ thống 1 cách rõ ràng và có sự so sánh từng tháng để căn chỉnh lại hành vi, tạo thói quen mới liên tục để phát triển kỹ năng quản lý tài chính ngày một hoàn thiện.

Ngày trước, khi mình ra trường Đại học, đi làm có lương là cứ tiêu bạt mạng, kiểu cứ có tiền là tiêu, hết thì lại nhịn, hoặc vay đâu đó chứ chả bao giờ quan tâm gì đến việc quản lý tài chính đâu, mặc dù ngày đó mình đang làm công việc tài chính kế toán của 1 Công ty. Mình sẵn sàng chi 1 nửa tháng lương chỉ để tán gái, hoặc chi 1 nửa tháng lương để bù khú với bạn bè mà không nghĩ ngợi gì, sau này mình thấy cứ thế này không ổn nên đã tìm hiểu về cách quản lý tài chính cá nhân và mình đã tìm đến phương pháp này, tôi vẫn đang áp dụng đến bây giờ và mọi thứ đã thành thói quen.

Phương pháp mình đề xuất là thực hiện theo 6 chiếc lọ tài chính của Robert Kiyosakiyosa – Đây hiểu đơn giản chỉ là lập ra các hạn mức cho các khoản chi hàng tháng của bạn vào 6 mục bao gồm: 55% vào nhu cầu thiết yếu, 10% vào đầu tư, 10% vào tiết kiệm, 5% vào cho đi, 10% vào giáo dục và 10% vào hưởng thụ. Tỷ lệ này có thể thay đổi nhỏ tùy theo điều kiện và hoàn cảnh sống của mỗi người. Nhờ dùng phương pháp này, bạn sẽ không phải ghi chép các khoản chi ra hàng chục mục nữa mà chỉ rút gọn còn 6 mục thôi. Từ đó rất dễ để theo dõi.

,